CIT là gì? Những kiến thức về CIT bạn cần biết

Trong kinh doanh, các kiến thức về thuế là điều cần thiết bạn phải nắm nhằm giúp doanh nghiệp không vi phạm quy định của Nhà nước. Và một trong những kiến thức đầu tiên chính là CIT. Vậy CIT là gì? Bài viết này sẽ giúp bạn nắm được những kiến thức cơ bản về CIT.

CIT là gì?

CIT là từ viết tắt của chữ Corporate Incomes Tax. Được dịch sang tiếng Việt chính là thuế thu nhập doanh nghiệp. Đây chính là cụm từ xuất hiện phổ biến trong các bản báo cáo tài chính của doanh nghiệp, đặc biệt trong mục tình hình nộp thuế.

Theo đó, CIT chính là khoản thuế nhất định phải nộp vào ngân sách nhà nước, được tính dựa trên thu nhập của các cơ sở có hoạt động kinh doanh, sản xuất hàng hóa, dịch vụ trong một thời kỳ nhất định.

Tại sao các doanh nghiệp phải nộp thuế CIT

Cũng tương tự như nộp thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp được ban hành ra cũng nhằm những mục đích sau:

Việc vận hành, sản xuất cũng như kinh doanh của một doanh nghiệp luôn được sự bảo trợ, điều hành từ các cơ quan nhà nước chính phủ. Đồng thời, chính phủ cũng sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển, ngăn chặn các hoạt động xấu ảnh hưởng đến nền kinh tế. Theo đó, chính phủ cần có nguồn kinh phí để duy trì các hoạt động điều hành, hỗ trợ thông qua các luật định, chính sách của mình. Và việc doanh nghiệp đóng thuế chính là cách duy trì ngân sách nhà nước từ khoản thu nhập của mình, thể hiện hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp cũng như toàn nền kinh tế.

Ngoài ra, hoạt động thu thuế từ doanh nghiệp còn là cách giúp nhà nước kiểm soát, điều tiết các khoản thu nhập khác nhau của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Đồng thời, đây cũng được xem là hoạt động phù hợp với tình hình kinh tế hiện nay của đất nước cũng như trên thế giới, tạo sự công bằng giữa các doanh nghiệp khác nhau.

Cuối cùng, thu thuế giúp tăng ngân sách nhà nước, từ đó có được tiềm lực để thực hiện các chính sách thu hút, khuyến khích sự đầu tư của các doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam như giảm, miễn thuế,… nhằm thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế nước nhà.

Đặc điểm của thuế thu nhập doanh nghiệp CIT

Từ khái niệm CIT là gì, chúng ta có thể khái quát đặc điểm của thuế thu nhập doanh nghiệp CIT như sau:

Đối tượng đánh thuế là thu nhập của doanh nghiệp. Như bạn cũng đã biết, hiện nay có nhiều loại thuế khác nhau như thuế thu nhập cá nhân, thuế VAT, thuế tiêu dùng,… Với mỗi loại thuế sẽ có một đối tượng đánh thuế khác nhau. Theo đó, CIT sẽ đánh thuế trực tiếp vào thu nhập của doanh nghiệp trong một khoản thời kỳ nhất định.

Thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế trực thu. Theo đó, CIT không những giúp gia tăng ngân sách nhà nước mà còn giúp điều tiết nền kinh tế, điều hòa thu nhập xã hội cho nên loại thuế này luôn gắn liền với các chính sách của Chính phủ.

CIT là loại thuế phức tạp, bởi vì nó không có tính ổn định cao, gây khó khăn trong việc xác định, truy thu thuế từ doanh nghiệp. Đồng thời, cần phải có một đội ngũ quản lý với nhiệm vụ xác định các khoản thu nhập, các khoản thu nhập cần tính phí hợp pháp,… để đưa ra mức thu phí phù hợp cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, bên cạnh các khoản thu nhập cần nộp phí, nhà nước cũng hỗ trợ doanh nghiệp với các khoản khấu trừ hợp lý để khấu trừ thuế.

Nhà nước dựa trên các văn bản quy phạm pháp luật thuế của quốc gia và trên thế giới để có thể điều chỉnh các quan hệ thuế thu nhập một cách hợp lý, chính xác nhất.

Cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp

Hiện nay, 20% chính là mức thuế phải nộp cho ngân sách nhà nước được áp dụng cho các đối tượng chịu thuế. Tuy nhiên, có một số trường hợp đặc biệt được áp dụng mức thuế khác nhau như:

Đối với các doanh nghiệp có hoạt động trong lĩnh vực dầu khí như thăm dò, khai thác sẽ phải chịu mức thuế từ 32 – 50%.

Đối với các doanh nghiệp có hoạt động thăm dò, khai thác các tài nguyên khoáng sản quý hiếm, cụ thể như vàng, bạc, kim cương, đá quý,… sẽ chịu mức thuế là 50%. Riêng đối với những doanh nghiệp có đến 70% diện tích khai thác nằm ở những khu vực nguy hiểm, vùng sâu vùng xa sẽ được ưu tiên chịu mức thuế là 40%.

Theo đó, công thức tính thuế thu nhập doanh nghiệp có thể áp dụng công thức như sau:

CIT = Thu nhập chịu thuế x Mức thuế suất CIT

Trong đó:

Phần thu nhập chịu thuế = Doang thu – Các khoản chi phí được khấu trừ + Các khoản thu nhập khác

Doanh thu là toàn bộ số tiền doanh nghiệp nhận về bao gồm cả tiền vốn, tiền lãi cũng như các khoản chi phí chưa được trừ.

Các khoản chi phí được khấu trừ là những khoản chi phí thực tế phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh sản xuất và các chi phí thực hiện nhiệm vụ quốc phòng của doanh nghiệp. Tuy nhiên, các khoản này cần phải có hóa đơn chứng từ xác minh theo quy định của pháp luật.

Trường hợp các doanh nghiệp có thành lập quỹ phát triển khoa học và công nghệ sẽ được miễn thuế đối với phần quỹ được lập ra đó. Từ đó, công thức tính thuế sẽ như sau:

CIT = (Thu nhập tính thuế – Quỹ PTKH&CN) x Mức thuế suất CIT

Nộp thuế được xem là trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi doanh nghiệp. Nộp thuế sẽ là cách giúp xây dựng nước nhà, củng cố và phát triển nền kinh tế, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của doanh nghiệp. Cho nên, hãy thể hiện trách nhiệm của mình thông qua việc nộp thuế. Hy vọng bài viết đã giúp bạn phần nào có thêm thông tin về CIT là gì cũng như tính toán được phần thuế thu nhập doanh nghiệp cần nộp cho nhà nước.