Cách đánh giá kỹ năng nghề nghiệp của bạn ở thị trường TP.Hồ Chí Minh theo 5 bước đơn giản

Bạn mong muốn thu hút được nhà tuyển dụng ở thị trường việc làm TP.Hồ Chí Minh? Trước tiên, bạn phải tìm ra chính xác điều gì làm cho bạn nổi bật hơn các ứng cử viên tìm việc làm khác.

Bạn có những kỹ năng gì mà các công ty thực sự muốn?

Nhiều ứng viên không nhận ra họ cần lùi lại một bước, nhìn vào gương, và xem lại những gì họ thấy. Nếu bạn không chắc chắn bạn đang tìm kiếm điều gì, bạn sẽ nổi bật như thế nào so với hàng tỷ ứng viên khác? Và tôi không chỉ nói về biểu hiện của bạn ở buổi phỏng vấn xin mà đang nói về về kỹ năng chuyên môn của bạn.

Bạn đã bao giờ dừng lại để tự hỏi mình điều gì khiến bạn trở nên tuyệt vời trong lĩnh vực của mình? Quan trọng hơn: Bạn đã bao giờ trả lời đầy đủ câu hỏi đó chưa? Phần lớn những người tìm việc không nghĩ đến những kỹ năng họ mang lại cho người sử dụng lao động. Và, nhiều người trong số họ đánh giá quá thấp hoặc đánh giá quá cao kỹ năng của mình.

Hãy cùng tham khảo 6 bước sau đây để thực hiện đánh giá chính xác về kỹ năng nghề nghiệp của bạn.

1. Miêu tả cụ thể kỹ năng cứng của bạn trong hồ sơ tìm việc làm

Bạn muốn có một khởi đầu tốt đẹp? Trước tiên hãy tạo một danh sách các kỹ năng bạn đang có. Hãy tham khảo lại mô tả công việc của vị trí bạn ứng cử và xem những kỹ năng nào được yêu cầu. Các kỹ năng cứng dễ dàng nhận thấy nhất như kỹ năng máy tính hoặc giao tiếp lưu loát bằng tiếng nước ngoài, bởi vì chúng là những thứ bạn đã học qua ở trường và gắn liền trực tiếp với kinh nghiệm làm việc hoặc bằng cấp và chứng chỉ bạn đã nhận được.Đặc biệt khi viết ra những kỹ năng cứng của bạn, điều quan trọng là phải đi sâu vào các chi tiết cụ thể. Ví dụ: thay vì chỉ nói với người quản lý tuyển dụng rằng bạn thành thạo Excel, hãy nói về những công cụ Excel bạn đã làm chủ. Bạn có biết cách tạo bảng thống kê không? Tạo macro? Lập công thức?

2. Trình bày thêm về các kỹ năng mềm

Bây giờ đã đến lúc trình bày về các kỹ năng mềm của bạn. Một số kỹ năng chuyên môn quan trọng nhất không được dạy trong lớp học. Những kỹ năng mềm này bao gồm tư duy phân tích, giao tiếp bằng lời nói và chữ viết, khả năng lãnh đạo. Trong thực tế, các nhà tuyển dụng ở thị trường việc làm TP.Hồ Chí Minh thực sự quan tâm nhiều đến các kỹ năng mềm hơn là khả năng kỹ thuật như đọc hiểu và toán học. Hãy suy nghĩ về những kỹ năng mềm trong thư xin việc của bạn và tập trung vào cách bạn đã áp dụng những kỹ năng đó. Làm thế nào bạn đã chứng minh mình là một người giỏi làm việc nhóm? Hãy cho thấy bạn đã giải quyết xung đột với đồng nghiệp như thế nào, hỗ trợ đồng nghiệp làm những việc ngoài mô tả của bạn ra sao.

3. Xem xét hiệu suất của bạn

Các nhà quản lý đánh giá hiệu suất của bạn trong quá khứ và hiện tại. Hãy chú ý không chỉ những điểm mạnh của bạn mà còn những điểm yếu và suy nghĩ về những bước bạn đã thực hiện để cải thiện chúng.

4. Xin phản hồi từ sếp cũ

Bạn có thể nói chuyện với các nhà quản lý cũ để xem họ nghĩ gì về các kỹ năng khiến bạn trở thành một nhân viên giỏi. Một trong những điều tốt nhất bạn có thể làm để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng là sử dụng phản hồi từ những người khác để chứng thực kỹ năng của bạn. Bạn không nên tìm phản hồi từ người đồng nghiệp thân thiết tại văn phòng. Hãy tìm đến những người mà bạn có thể nhận được phản hồi một cách trung thực nhất.

5. Tìm kiếm các thông tin việc làm trong ngành của bạn ở thị trường việc làm TP.Hồ Chí Minh

Một khi bạn có một danh sách đầy đủ các kỹ năng và một số lời nhận xét từ các nhà quản lý cũ, đây là thời điểm để nộp đơn tìm việc cho các công ty tuyển dụng. Bạn có thể làm điều đó bằng cách xem các tin đăng tuyển, đặc biệt là từ các công ty và tổ chức đang đi đầu trong ngành của bạn hoặc bằng cách tìm kiếm việc làm trên các trang web tuyển dụng. Lưu ý kỹ năng nào thường xuyên hiển thị trong quảng cáo và xem kỹ năng chuyên môn của bạn có tương ứng không. Điều này sẽ cung cấp cho bạn một dấu hiệu tốt về những kỹ năng bạn nên làm nổi bật trên CV và trong thư xin việc. Đồng thời nhớ tùy chỉnh hồ sơ và thư xin việc của bạn cho mỗi vị trí ứng tuyển khác nhau.